Số 10, Đường 7 Khu phố 3A, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

Trốn nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, một số đối tượng xấu đã lợi dụng không gian mạng để lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản với các thủ đoạn ngày càng đa dạng và tinh vi. Vậy cách nhận diện và phòng tránh ra sao? Nếu bị lừa đảo qua không gian mạng thì cần làm gì?

Hằng năm, theo quy định của pháp luật, các địa phương đều thực hiện thủ tục tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy nghĩa vụ quân sự là gì? Ai phải thực hiện nghĩa vụ quân sự? Trường hợp trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử lý như thế nào? YBS Law Firm sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây:

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

 

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

“Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân”.

“Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này”.

Đăng ký nghĩa vụ quân sự là gì?

Đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 là việc: “lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự” và được quy định chi tiết tại Điều 6, Điều 7 và Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, theo đó việc đăng ký nghĩa vụ quân sự:

  • Bắt buộc: Đối với công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
  • Theo nguyện vọng: Đối với công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự, trường hợp đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe cũng như tiêu chuẩn về văn hóa thì theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng thì công dân được gọi nhập ngũ như sau:

  • Đối với trường hợp thông thường, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
  • Đối với trường hợp công dân nam đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ do đang trong thời gian đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì độ tuổi tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì và sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

 

Theo quy định tại Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì: “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”.

Ngoài các trường hợp được tạm hoãn hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự, nếu công dân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể bị xử lý như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ thì:

  • Đối với hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
    • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
    • Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định.
    • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định.
    • Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định.
    • Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể và theo từng trường hợp nêu trên, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký theo quy định.

  • Đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
    • Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng.
    • Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
    • Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
    • Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
    • Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể và theo từng trường hợp nêu trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

  • Đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ:
    • Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
    • Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
    • Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ (trừ hai trường hợp nêu trên).

Căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể và theo từng trường hợp nêu trên, người vi phạm có có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng và bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người thực hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù lên đến 05 năm đối với người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số 0911 53 88 35 hoặc qua email info@ybsvn.com.

 

Trân trọng,

YBS Law Firm.

Người viết: Bích Phượng