Số 10, Đường 7 Khu phố 3A, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

Tác phẩm điện ảnh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Chủ sở hữu phải làm thế nào ?

Tài sản sở hữu trí tuệ nói chung và tác phẩm điện ảnh nói riêng là tài sản đặc biệt, không giống với tài sản hữu hình vì đây là các tài sản vô hình, bản thân chủ sở hữu không thể chiếm hữu tài sản của mình bằng phương pháp vật lý, do đó tài sản này dễ bị chiếm dụng và bị khai thác trái phép.

Thực trạng xâm phạm quyền đối với tác phẩm điện ảnh

Trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với tác phẩm điện ảnh trên môi trường mạng đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp, khó kiểm soát. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng hơn 400 website đang công khai chiếu hàng chục ngàn bộ phim trên Internet, trong đó, chỉ có số ít website thực hiện nghĩa vụ trả phí bản quyền cho chủ sở hữu. Chủ thể quyền bị xâm phạm không chỉ là tổ chức, cá nhân trong nước mà bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài. Hiện trạng này gây thiệt hại lớn cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tạo hình ảnh rất xấu về thị trường khai thác tài sản sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

 

 

Trong điều kiện thiết lập nền tảng khai thác khá dễ dàng, cùng với việc khó khăn về các nguồn thu và nhiều khó khăn khác nên người kinh doanh tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ liên quan đến tài chính và tìm mọi cách nhằm gia tăng lợi nhuận, kể cả nguồn lợi bất chính, trong nhiều trường hợp họ không thực hiện nghĩa vụ trả phí bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Để làm được điều đó, họ sử dụng nhiều thủ đoạn để đối phó với chủ thể quyền, với cơ quan quản lý nhà nước. Cách thức phổ biến nhất hiện nay là khi website bị xử lý đóng cửa, họ mở một website khác tương tự hoặc tương đồng với website cũ, với cách thức cung cấp thông tin tương tự nhưng thay đổi tên doanh nghiệp, tên người điều hành, quản lý. Một số đối tượng thì đăng ký tên miền quốc tế nhưng che giấu danh tính, hoặc cố tình khai báo thông tin không đúng để tránh sự kiểm tra hoặc không thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam. Cá biệt có đối tượng sử dụng tên miền quốc tế, đặt server ở nước ngoài và cung cấp dịch vụ vào trong nước, có trường hợp họ sử dụng kỹ thuật ẩn IP. Tình trạng vi phạm bản quyền trên Internet diễn ra trên diện rộng và đang có chiều hướng gia tăng. Hành vi công khai chiếu các bộ phim và các chương trình truyền hình không có bản quyền diễn ra hết sức phổ biến. Hàng trăm website trong nước vẫn cố tình vi phạm bản quyền, hàng ngàn bộ phim, chương trình truyền hình được “xài chùa” trên Internet nhằm thu món lợi bất chính. Tuy nhiên, những trường hợp đã bị xử phạt vi phạm chỉ như “muối bỏ biển”.

Vì vậy, cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên Internet rất cam go, cần phải tiến hành lâu dài và thường xuyên, không thể giải quyết triệt để trong một sớm một chiều.

Biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của bản thân trong trường hợp xảy ra vi phạm, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện lập vi bằng hành vi vi phạm

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020. Lập vi bằng là một thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên, để đảm bảo có bằng chứng chứng minh bên vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm thì doanh nghiệp nên lập vi bằng đối với các hành vi sử dụng trái phép nội dung và thông tin vi phạm tại văn phòng thừa phát lại.

 

1 lap vi bang

 

Thứ hai, doanh nghiệp giám định hành vi vi phạm

Để có căn cứ chắc chắn nhất trong việc xác định yếu tố xâm phạm quyền thì doanh nghiệp nên yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam thực hiện việc giám định sở hữu để xác định việc sử dụng các tài sản, nội dung có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền hay không. Căn cứ vào quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐCP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP nội dung giám định.

 

2 giam dinh hanh vi-1

 

Thứ ba, doanh nghiệp gửi thư cảnh cáo

Ở phương án này, doanh nghiệp sẽ gửi thư cảnh báo đến đơn vị bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm và yêu cầu họ: Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Loại bỏ các yếu tố xâm phạm; Cam kết về việc không tiếp tục vi phạm; Yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) …

 

3 gui thu canh cao

 

Thứ tư, doanh nghiệp yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm của đơn vị sai phạm mà doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Với phương án này, doanh nghiệp sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thep quy định của pháp luật.

 

4 xu pham vi pham hanh chinh

 

Thứ năm, doanh nghiệp khởi kiện ra toà án có thẩm quyền

Theo phương án này, doanh nghiệp sẽ khởi kiện bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi vi phạm ra toá án có thẩm quyền và yêu cầu họ thực hiện một số hoặc tất cả các công việc sau đây: Xin lỗi và cải chính thông tin công khai trên các website mà bên bị nghi ngờ đang quản lý; Chấm dứt hành vi vi phạm và không tái phạm; Bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế mà doanh nghiệp đã phải gánh chịu (bao gồm các chi phí đã bỏ ra để giải quyết việc này).

 

5 khoi kien ra toa an

 

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi các tài liệu sau đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

2. Kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:

a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ; (Trong trường hợp này là văn bằng bảo hộ của doanh nghiệp)

b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra;

c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình. (Trong trường hợp doanh nghiệp muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cần cung cấp các chứng cứ về thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra)

Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.

3. Dịch vụ tư vấn bảo hộ bản quyền nội dung của YBS Lawfirm

YBS Lawfirm là một tổ chức tư vấn về sở hữu trí tuệ có đầy đủ tư cách và năng lực để đại diện Quý khách hàng trong việc thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ nói riêng. Khi Quý vị liên hệ với chúng tôi để đăng ký hoặc tư vấn bảo vệ bản quyền nội dung, chúng tôi cam kết hỗ trợ như sau:

- Tư vấn về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nội dung và xử lý các hành vi xâm phạm quyền.

- Hướng dẫn cung cấp thông tin cần thiết để xác định nội dung đăng ký.

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nội dung đầy đủ và hợp lệ dựa trên thông tin mà Quý vị cung cấp.

- Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nội dung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Theo dõi và thông báo tình trạng xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền đến Quý vị một cách kịp thời.

- Xử lý mọi vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.

- Tiếp nhận và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nội dung cho Quý vị theo cam kết đã đưa ra.

- Tư vấn và hỗ trợ thực hiện quyền liên quan đến nội dung đã được đăng ký bảo hộ

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số 0911 53 88 35 hoặc qua email info@ybsvn.com.

 

Trân trọng,

YBS Law Firm.