Số 10, Đường 7 Khu phố 3A, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

Rò rỉ dữ liệu cá nhân - Vấn nạn của thời đại số, người dân có thể làm gì để tự bảo vệ mình

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, người dân hoàn toàn có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện vụ việc xâm phạm dữ liệu cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo luật định.

Rò rỉ thông tin cá nhân, nhất là số điện thoại di động, tên tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Instagram… khiến người sử dụng gặp rắc rối vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo…. Vấn nạn này có thể do lỗi bất cẩn của người dùng (công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội để được liên hệ nhanh chóng) hoặc lỗi của các đơn vị cung cấp dịch vụ mà người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân để sử dụng dịch vụ đó.

Dữ liệu cá nhân được hiểu như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, dữ liệu cá nhân được hiểu là các thông tin gắn liền (ví dụ như: xu hướng tình dục, tiền án, tiền sự, đặc điểm di truyền, …) hoặc giúp xác định một con người cụ thể (ví dụ như: tên họ, số căn cước công dân, địa chỉ cư trú, hình ảnh, …). Dữ liệu này có thể dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử.

 

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Dữ liệu cá nhân là thông tin cá nhân của một người, do đó, cần được pháp luật bảo vệ, các tổ chức, cá nhân khác bảo mật.

Tuy nhiên, hiện nay, vì lỗi của các đơn vị cung cấp dịch vụ (mà người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân để sử dụng dịch vụ đó) mà người dùng bị rò rỉ thông tin cá nhân. Đó là vì lỗ hổng trên các hệ thống, ứng dụng, chính sách bảo mật thông tin khách hàng của đơn vị này (bao gồm cả hệ thống của các cơ sở giáo dục). Hoặc có những doanh nghiệp chủ ý đưa thông tin khách hàng cho bên thứ ba.

Người dân có thể làm gì để tự bảo vệ mình khi bị rò rỉ dữ liệu cá nhân?

Sau khi tiếp nhận dữ liệu cá nhân từ người dùng, các đơn vị nhận dữ liệu sẽ tiến hành các hoạt động xử lý nhằm nghiên cứu hành vi khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhưng trong một số trường hợp việc xử lý dữ liệu cá nhân lại trở thành hoạt động sàng lọc khách hàng tiềm năng, chuyển giao thông tin cho các đơn vị nhằm tiếp thị, quảng cáo, gây khó chịu cho chủ thể dữ liệu.

 

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP cho phép người dân có những quyền như sau đối với dữ liệu cá nhân của mình được lưu trữ tại các tổ chức, cá nhân đang kiểm soát, xử lý nguồn dữ liệu này (không bao gồm cơ quan nhà nước):

  • Quyền đồng ý không không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân. Ngay cả sau khi đồng ý, người dân vẫn có quyền rút lại sự đồng ý này.
  • Quyền được xóa hoặc yêu cầu các tổ chức, cá nhân lưu trữ xóa dữ liệu cá nhân của mình
  • Quyền yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân.
  • Quyền phản đối xử lý dữ liệu cá nhân nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị của các tổ chức, cá nhân lưu trữ dữ liệu cho bên thứ ba.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, người dân hoàn toàn có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện vụ việc xâm phạm dữ liệu cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo luật định.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số 0911 53 88 35 hoặc qua email info@ybsvn.com.

 

Trân trọng,

YBS Law Firm.

 

Người viết: Như Quỳnh