102 A-B-C Cong Quynh Street , Pham Ngu Lao Ward, District 1, Ho Chi Minh City

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và ngăn chặn hành vi xâm phạm, sao chép trái phép từ các đối thủ, việc đăng ký nhãn hiệu trở thành bước đi quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhằm giúp doanh nghiệp bảo vệ tốt nhất quyền sở hữu trí tuệ của mình và phát triển bền vững trong tương lai.

Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2022 quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Một số lý do cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

a. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ;
  • Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng;
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

b. Cơ quan thực hiện:

Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

c. Thành phần hồ sơ:

Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 24 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…);
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

d. Hình ảnh mẫu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số 0911 53 88 35 hoặc qua email info@ybsvn.com.

 

Trân trọng,

YBS Law Firm.

 

 

MAYBE YOU ARE INTERESTED