102 A-B-C Cong Quynh Street , Pham Ngu Lao Ward, District 1, Ho Chi Minh City

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Đăng ký quyền tác giả là quá trình mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả, nhằm bảo vệ tác phẩm của mình. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.


Tại sao phải đăng ký quyền tác giả?

Đăng ký quyền tác giả mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Đăng ký bản quyền giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước các hành vi xâm phạm, sao chép, hoặc sử dụng trái phép. Khi có tranh chấp, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu.
  • Xác lập quyền sở hữu: Việc đăng ký bản quyền tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho quyền sở hữu tác phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng khi cần chuyển nhượng, cấp phép hoặc hợp tác khai thác tác phẩm.
  • Ngăn chặn hành vi vi phạm: Khi đã đăng ký bản quyền, tác giả hoặc chủ sở hữu có thể yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm bản quyềnĐiều kiện đăng ký quyền tác giả

MẤT TÁC PHẨM VÌ KHÔNG BIẾT "QUYỀN LỰC ...

Điều kiện đăng ký quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả tại Điều 13 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022, quy định như sau:

  • Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào;
  • Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, loại hình tác phẩm đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả Điều 14 Luật Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 như sau:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí, âm nhạc, nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh, sân khấu;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh (nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh).

Ngoài ra, hai đối tượng sau đây không thuộc bảo hộ quyền tác giả:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
  • Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Quy Trình Đăng Ký Quyền Tác Giả - Luat 3s

Đối tượng có thể thực hiện đăng ký quyền tác giả

Tác phẩm:

  • Tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Được thể hiện bằng bất kỳ hình thức và bằng phương tiện nào;
  • Không phân biệt nội dung giá trị hay hay không hay, có giá trị hay không có giá trị;
  • Không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.

Tác phẩm phái sinh:

  • Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn;
  • Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.

Cuộc biểu diễn:

  • Bao gồm cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
  • Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định;
  • Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình:

  • Bao gồm bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
  • Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá:

  • Bao gồm chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Trình tự thực hiện:

  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đến Cục Bản quyền tác giả, hoặc Điểm tiếp nhận hồ sơ của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Điểm tiếp nhận hồ sơ Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan (hồ sơ bản gốc (bản giấy) được gửi tới Cục Bản quyền tác giả theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính).
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

Thành phần hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (bao gồm cả bản điện tử);
  • Văn bản ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền.;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền:

+ Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

+ Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
  • Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.

Hình ảnh mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

 

 

Trên đây là nội dung phân tích của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua Hotline số: 0911 53 88 35 hoặc qua email: info@ybsvn.com để được giải đáp chi tiết hơn.

Trân Trọng,
YBS Law Firm

 

 

 

 

MAYBE YOU ARE INTERESTED