Số 10, Đường 7 Khu phố 3A, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cần lưu ý hạn chế gì?

Về nguyên tắc, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là hoạt động tự do, tuy nhiên sự tự do này được đặt trong khuôn khổ, nghĩa là, pháp luật vẫn có quy định về trường hợp hạn chế tự do chuyển nhượng.

 

Căn cứ từ thực tế hiện nay, hình thức trở thành cổ đông từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần được diễn ra phổ biến, tuy nhiên không phải tổ chức, cá nhân nào cũng nắm được những lưu ý về hạn chế khi triển khai thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

 

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Quy định pháp luật về hạn chế chuyển nhượng cổ phần

 

Về nguyên tắc, chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là hoạt động tự do, tuy nhiên sự tự do này được đặt trong khuôn khổ, nghĩa là, pháp luật vẫn có quy định về trường hợp hạn chế tự do chuyển nhượng. Cụ thể như sau:

 

Thứ nhất, hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết. Trong công ty cổ phần, quyền của cổ đông thể hiện ở quyền biểu quyết đối với các quyết định có liên quan đến hoạt động của công ty. Hiện nay, theo Khoản 1, Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định”. Có thể hiểu, mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết có giá trị biểu quyết cao hơn một, cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Vì vậy không phải chủ thể nào cũng sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 “Chủ thể có quyền nắm giữ cổ phần: Tổ chức được chính phủ ủy quyền, cổ đông sáng lập. Thời hạn hưởng ưu đãi cổ phần: (1) Đối với cổ đông sáng lập là 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, (2) Đối với tổ chức được Chính phủ ủy quyền thì được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty. Sau thời gian được hưởng ưu đãi biểu quyết: Cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

 

Chủ thể sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết là tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập vì tổ chức được Chính phủ ủy quyền tham gia vào công ty có ngành nghề trọng điểm của nền kinh tế. Để đảm bảo trật tự nền kinh tế, tổ chức đại diện cho Chính phủ phải có quyền biểu quyết cao hơn thông thường. Luật doanh nghiệp năm 2014 không quy định về thời hạn sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết đối với tổ chức được Chính phủ ủy quyền nhưng Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung giới hạn.

 

Cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của công ty. Đây là những cá nhân định hướng phát triển công ty thuộc sở hữu của mình từ ngày thành lập, việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết giúp cho các cổ đông sáng lập có lợi thế hơn trong việc biểu quyết các nội dung quan trọng của công ty để đảm bảo công ty theo đúng định hướng phát triển ban đầu đề ra mà không bị tác động bởi những cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập nhưng sở hữu tỷ lệ cổ phần cao trong công ty. Tuy nhiên đặc quyền này của cổ đông sáng lập chỉ trong vòng ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Quy định này hợp lý vì trong ba năm đầu, khi công ty mới thành lập cần sự ổn định trong chiến lược và định hướng phát triển nên cổ đông sáng lập vì mục tiêu đó cần được đảm bảo tính quyết định thông qua sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Tuy nhiên sau ba năm, công ty dần đi vào hoạt động ổn định, lúc này để đảm bảo sự công bằng giữa các cổ đông thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập phải chuyển sang cổ phần phổ thông như những cổ đông khác để đảm bảo các cổ đông là có quyền biểu quyết như nhau đối với các hoạt động của công ty.

 

Từ phân tích trên cho thấy tính đặc biệt của cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ áp dụng cho đối tượng đặc thù, nên cổ phần ưu đãi biểu quyết không được tự do chuyển nhượng trong một khoảng thời gian nhất định để tránh ảnh hưởng sự phát triển chung của công ty.

 

Thứ hai, hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập bị thu hẹp về đối tượng nhận chuyển nhượng là các cổ đông sáng lập khác, nếu đối tượng nhận chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập, thì chỉ được chuyển nhượng cổ phần khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quy định như vậy nhằm mục đích ổn định tổ chức của công ty trong ba năm đầu, khi công ty mới thành lập. Bên cạnh đó cũng nhằm buộc cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm với công ty khi công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn phát triển.

 

Sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Việc hạn chế chuyển nhượng đối với cổ phần của cổ đông sáng lập một phần cũng nhằm để bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần là người không tham gia thành lập công ty cổ phần, không biết được thực trạng công ty khi mới thành lập.

 

Thứ ba, hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ công ty. Có thể nói, Điều lệ công ty như cơ sở pháp lý riêng của doanh nghiệp. Tùy theo từng đặc thù riêng mà doanh nghiệp xét thấy việc hạn chế chuyển nhượng là quan trọng với doanh nghiệp mình, các cổ đông thống nhất thì hạn chế đó là phù hợp. Tuy nhiên để hạn chế chuyển nhượng theo Điều lệ có hiệu lực thì bắt buộc các quy định này phải được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Đồng thời các quy định này phải phù hợp và không trái các quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn chuyển nhượng cổ phần của YBS Law Firm

YBS Law Firm là một tổ chức tư vấn về pháp luật có đầy đủ tư cách và năng lực để hỗ trợ quý khách hàng trong mọi lĩnh vực đặc biệt là hồ sơ nội bộ doanh nghiệp. Khi Quý vị liên hệ với chúng tôi để tư vấn về thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chúng tôi cam kết hỗ trợ như sau:

  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
  • Hướng dẫn cung cấp thông tin cần thiết để xác định nội dung tư vấn.
  • Soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng đầy đủ và hợp lệ dựa trên thông tin mà Quý vị cung cấp.
  • Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp phát sinh các hạng mục cần thiết).
  • Theo dõi và thông báo tình trạng xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền đến Quý vị một cách kịp thời (nếu có).
  • Xử lý mọi vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn và hỗ trợ thực hiện các vấn đề liên quan khác.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số: 0911 53 88 35 hoặc qua email: info@ybsvn.com để được giải đáp chi tiết hơn.

 

Trân Trọng,

YBS Law Firm

Người viết: Thu Hương