Số 10, Đường 7 Khu phố 3A, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Mon - Fri: 09:00 -18:00

0911 53 88 35

Tư vấn

Cần làm gì khi hình ảnh cá nhân bị sử dụng trái phép nhằm mục đích quảng cáo?

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, không khó để bắt gặp những mẩu tin quảng cáo bắt mắt đính kèm hình ảnh nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng cùng với những lời quảng cáo có cánh về chất lượng sản phẩm. Đây là một thực trạng đáng báo động.

HÌNH

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, không khó để bắt gặp những mẩu tin quảng cáo bắt mắt đính kèm hình ảnh nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng cùng với những lời quảng cáo có cánh về chất lượng sản phẩm. Đây là một thực trạng đáng báo động.

Cùng YBS Law Firm tìm hiểu quy định pháp luật về quyền đối với hình ảnh cá nhân đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo và các biện pháp xử lý khi hình ảnh cá nhân bị lợi dụng.

 

Pháp luật quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân như thế nào?

“Hình ảnh” được hiểu là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng các thiết bị quang học như máy ảnh, máy quay phim, các thiết bị điện tử có khả năng quay chụp hoặc để lại ấn tượng nhất định và có thể được tái hiện trong trí nhớ. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân thuộc về quyền nhân thân, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền hình ảnh của cá nhân như sau: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do đó, khi sử dụng hình ảnh của bất cứ ai cũng phải được người đó cho phép và đồng ý, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.

 

Trường hợp nào được dùng hình ảnh cá nhân không cần xin phép?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo về quyền hình ảnh của cá nhân nhưng có những trường hợp đặc biệt được phép sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm:

  • Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  • Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

HÌNH

(Nguồn: Tạp chí điện tử Hòa Nhập)

Như vậy, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự, việc tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân của bất kỳ người nào mà không được sự đồng ý của cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó bị coi là vi phạm pháp luật.

 

Sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích quảng cáo mà không xin phép bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.

Việc sử dụng hình ảnh người khác vào mục đích quảng cáo mà không xin phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân mà chưa được người đó cho phép trừ trường hợp được pháp luật cho phép có thể bị phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức thì gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân;
  • Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hình ảnh trẻ em dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ không đồng ý hoặc với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên mà không được chính trẻ, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ đồng ý có thể bị phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng. Mức phạt tiền này áp dụng với tổ chức, đối với cá nhân thì mức phạt bằng ½ lần mức phạt đối với tổ chức;

HÌNH

(Nguồn: Internet)

Trường hợp cá nhân có đầy đủ chứng cứ chứng minh việc bị sử dụng hình ảnh trái phép làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của mình thì có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 584 và Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, hành vi sử dụng trái phép hình ảnh của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Người phạm tội có thể chịu mức án là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù nặng nhất 05 năm. Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, việc sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 80 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Vậy cần làm gì khi hình ảnh cá nhân bị sử dụng trái phép nhằm mục đích quảng cáo?

HÌNH

(Nguồn: Internet)

 

Như vậy, khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân thông qua các phương thức:

  • Thứ nhất, yêu cầu Tòa án ra quyết định liên quan bao gồm buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải: thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại (nếu có);
  • Thứ hai, áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của YBS Law Firm, nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thủ tục pháp lý khác, vui lòng liên hệ với trực tuyến với chúng tôi hoặc qua hotline số 0911 53 88 35 hoặc qua email info@ybsvn.com.

 

Trân trọng,

YBS Law Firm.